Nhãn hiệu Nước mắm Phú Quốc từng bị đánh cắp, nhãn hiệu Cà phê Buôn Mê Thuột cũng đang rơi vào tình trạng tương tự. Nếu muốn tìm lại Cà phê Buôn Mê Thuột, doanh nghiệp phải lặn lội sang tận Trung Quốc kiện tụng.
Đã có không ít bài học nhãn tiền về việc "mất bò mới lo làm chuồng” và rõ ràng đó là hậu quả của chuyện xây dựng và bảo vệ thương hiệu đã không được coi trọng.
Vết xe đổ về việc đánh mất thương hiệu lại đang tái diễn với nhãn hiệu Cà phê Buôn Mê Thuột. Theo phát hiện của Công ty tư vấn sở hữu công nghiệp BROSS & PARTNERS của Việt Nam thì nhãn hiệu cà phê "Buon Ma Thuot”, cả tiếng Latinh lẫn tiếng Trung, do một chủ sở hữu có trụ sở tại Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) bảo hộ và được cấp chứng nhận bảo hộ số bằng: 7970830, nhóm sản phẩm 30 (cà phê). Hiệu lực văn bằng 10 năm, kể từ ngày 14-11-2010 đến 13-11-2020. Hiện nay, chủ sở hữu này đang tiếp tục nộp đơn để bảo hộ logo "BUON MA THUOT COFFEE - 1896”.
Việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền này của doanh nghiệp Trung Quốc không những gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý Buôn Ma Thuột mà sau đó, nguy cơ cà phê mang nhãn hiệu này của Việt Nam sẽ bị ngăn chặn vào thị trường Trung Quốc.
Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk cùng với các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tiến hành các bước để đòi lại tên Buôn Ma Thuột đã bị doanh nghiệp nước ngoài xâm phạm nhãn hiệu. Ông Trịnh Đức Minh, Phó Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ Đắk Lắk cho biết, sự việc này đã được UBND tỉnh bàn bạc và tìm phương hướng giải quyết. Tỉnh đã có công văn gửi lên Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học -Công nghệ) đề nghị được giúp đỡ, tuy nhiên chưa thấy phản hồi.
Nhìn từ câu chuyện cà phê Buôn Mê Thuột, ông Minh rút ra bài học: việc cần làm ngay nữa là phải nhanh chóng đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở thị trường lớn. Thế nhưng, cái khó là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ nên yếu cả về tài chính và pháp lý. "Có doanh nghiệp đi đăng ký nước ngoài nhưng đến mấy năm trời vẫn chưa xong, có nơi mình gửi hồ sơ đi nhưng họ không phản hồi”.
Khi xảy ra sự việc "Cà phê Buôn Ma Thuột và nỗi lo bị đánh mất thương hiệu”, mọi người lại nghĩ ngay về Nước mắm Phú Quốc trước đó đã bị thả lỏng, bị đánh cắp tràn lan buộc Hiệp hội nước mắm Phú Quốc phải tiến hành đăng ký chỉ dẫn địa lý tại châu Âu.
Nguyên nhân của việc thương hiệu bị đánh cắp là do các doanh nghiệp của Việt Nam phần lớn chỉ quan tâm đến doanh số và doanh thu bán hàng mà ít quan tâm đến thương hiệu. Ngoài ra, cũng tại các doanh nghiệp Việt Nam ít nhiều có suy nghĩ "tiếc tiền”. Doanh nghiệp không coi chi phí làm thương hiệu nằm trong chi phí đầu tư, và không tính toán rằng chi phí này sẽ hoàn lại theo thời gian. Trong khi đó, nếu gắn thương hiệu vào sản phẩm, uy tín được nâng lên, đồng nghĩa với việc tiêu thụ sản phẩm nhanh, thuận lợi hơn.
LS Lê Xuân Lộc cho rằng, cần phải đánh giá đúng tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ và có chiến lược bảo vệ những tài sản trí tuệ của mình. Tìm cách bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ nên được coi là bước đầu tiên trong quá trình kinh doanh, xuất khẩu, thâm nhập thị trường nước ngoài. Phải luôn quan tâm, quản lý tài sản sở hữu trí tuệ một cách thường xuyên. Việc đăng ký ra nước ngoài sẽ tốn kém, nhưng đặt việc này trong cái nhìn về lợi ích tổng thể lâu dài thì sẽ thấy đấy là những chi phí chính đáng và hợp lý. Ông Trần Hữu Nam - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ nhận định: Đây không phải là lần đầu tiên thương hiệu Việt Nam bị doanh nghiệp nước ngoài đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu. Trước đây, kẹo dừa Bến Tre, cà phê Trung Nguyên, bánh đậu xanh Hải Dương... cũng gặp tình trạng tương tự. Chúng ta đã khởi kiện và dành được phần thắng ngay tại Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng có thương hiệu không thể lấy lại được. Điển hình như thương hiệu Vinataba của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam đã bị một doanh nghiệp Indonesia lấy mất từ năm 2002.
Bởi vậy, từ những vụ việc này, các nhà sản xuất của Việt Nam cần phải quan tâm hơn nữa đến việc bảo hộ tài sản trí tuệ của mình ở nước ngoài, thông qua nhiều cách thức khác nhau. Ở nước nào không có cơ quan đăng ký chỉ dẫn địa lý thì có thể đăng ký theo hình thức nhãn hiệu, chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể. Cũng theo ông Nam, nếu không nhanh chóng triển khai việc đăng ký các thương hiệu theo hệ thống đăng ký quốc tế thì không loại trừ trường hợp các công ty của nước ngoài đã đăng ký thương hiệu của Việt Nam sẽ tiếp tục chiếm đoạt nhãn hiệu này, và tiếp tục đăng ký bảo hộ ở các quốc gia khác. Tới lúc đó thì vụ việc sẽ còn phức tạp, mất thời gian và chi phí tốn kém hơn rất nhiều.
Đắk Lắk là nơi sản xuất ra hơn 50% sản lượng cà phê của cả nước, góp phần đưa Việt Nam lên vị trí thứ nhì thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta. Sở hữu thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng thế giới, nhưng tỉnh Đắk Lắk lại để mất hai thương hiệu này vào tay doanh nghiệp Trung Quốc và Pháp. Giờ đây Đắk Lắk sẽ phải mất thời gian, tiền bạc công sức để lấy lại thương hiệu của chính mình. Đây cũng là bài học đắt giá không chỉ cho địa phương mà cho cả các doanh nghiệp nói chung.
Thương hiệu không chỉ là cái tên, mà biểu hiện sự thành công của sản phẩm. Ẩn sâu trong đó là niềm tin của người tiêu dùng. Việc xây dựng, bảo vệ thương hiệu cần phải được đặc biệt coi trọng, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Theo Nhà Báo Công Luận
Đã có không ít bài học nhãn tiền về việc "mất bò mới lo làm chuồng” và rõ ràng đó là hậu quả của chuyện xây dựng và bảo vệ thương hiệu đã không được coi trọng.
Vết xe đổ về việc đánh mất thương hiệu lại đang tái diễn với nhãn hiệu Cà phê Buôn Mê Thuột. Theo phát hiện của Công ty tư vấn sở hữu công nghiệp BROSS & PARTNERS của Việt Nam thì nhãn hiệu cà phê "Buon Ma Thuot”, cả tiếng Latinh lẫn tiếng Trung, do một chủ sở hữu có trụ sở tại Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) bảo hộ và được cấp chứng nhận bảo hộ số bằng: 7970830, nhóm sản phẩm 30 (cà phê). Hiệu lực văn bằng 10 năm, kể từ ngày 14-11-2010 đến 13-11-2020. Hiện nay, chủ sở hữu này đang tiếp tục nộp đơn để bảo hộ logo "BUON MA THUOT COFFEE - 1896”.
Việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền này của doanh nghiệp Trung Quốc không những gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý Buôn Ma Thuột mà sau đó, nguy cơ cà phê mang nhãn hiệu này của Việt Nam sẽ bị ngăn chặn vào thị trường Trung Quốc.
Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk cùng với các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tiến hành các bước để đòi lại tên Buôn Ma Thuột đã bị doanh nghiệp nước ngoài xâm phạm nhãn hiệu. Ông Trịnh Đức Minh, Phó Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ Đắk Lắk cho biết, sự việc này đã được UBND tỉnh bàn bạc và tìm phương hướng giải quyết. Tỉnh đã có công văn gửi lên Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học -Công nghệ) đề nghị được giúp đỡ, tuy nhiên chưa thấy phản hồi.
Nhìn từ câu chuyện cà phê Buôn Mê Thuột, ông Minh rút ra bài học: việc cần làm ngay nữa là phải nhanh chóng đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở thị trường lớn. Thế nhưng, cái khó là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ nên yếu cả về tài chính và pháp lý. "Có doanh nghiệp đi đăng ký nước ngoài nhưng đến mấy năm trời vẫn chưa xong, có nơi mình gửi hồ sơ đi nhưng họ không phản hồi”.
Khi xảy ra sự việc "Cà phê Buôn Ma Thuột và nỗi lo bị đánh mất thương hiệu”, mọi người lại nghĩ ngay về Nước mắm Phú Quốc trước đó đã bị thả lỏng, bị đánh cắp tràn lan buộc Hiệp hội nước mắm Phú Quốc phải tiến hành đăng ký chỉ dẫn địa lý tại châu Âu.
Nguyên nhân của việc thương hiệu bị đánh cắp là do các doanh nghiệp của Việt Nam phần lớn chỉ quan tâm đến doanh số và doanh thu bán hàng mà ít quan tâm đến thương hiệu. Ngoài ra, cũng tại các doanh nghiệp Việt Nam ít nhiều có suy nghĩ "tiếc tiền”. Doanh nghiệp không coi chi phí làm thương hiệu nằm trong chi phí đầu tư, và không tính toán rằng chi phí này sẽ hoàn lại theo thời gian. Trong khi đó, nếu gắn thương hiệu vào sản phẩm, uy tín được nâng lên, đồng nghĩa với việc tiêu thụ sản phẩm nhanh, thuận lợi hơn.
LS Lê Xuân Lộc cho rằng, cần phải đánh giá đúng tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ và có chiến lược bảo vệ những tài sản trí tuệ của mình. Tìm cách bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ nên được coi là bước đầu tiên trong quá trình kinh doanh, xuất khẩu, thâm nhập thị trường nước ngoài. Phải luôn quan tâm, quản lý tài sản sở hữu trí tuệ một cách thường xuyên. Việc đăng ký ra nước ngoài sẽ tốn kém, nhưng đặt việc này trong cái nhìn về lợi ích tổng thể lâu dài thì sẽ thấy đấy là những chi phí chính đáng và hợp lý. Ông Trần Hữu Nam - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ nhận định: Đây không phải là lần đầu tiên thương hiệu Việt Nam bị doanh nghiệp nước ngoài đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu. Trước đây, kẹo dừa Bến Tre, cà phê Trung Nguyên, bánh đậu xanh Hải Dương... cũng gặp tình trạng tương tự. Chúng ta đã khởi kiện và dành được phần thắng ngay tại Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng có thương hiệu không thể lấy lại được. Điển hình như thương hiệu Vinataba của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam đã bị một doanh nghiệp Indonesia lấy mất từ năm 2002.
Bởi vậy, từ những vụ việc này, các nhà sản xuất của Việt Nam cần phải quan tâm hơn nữa đến việc bảo hộ tài sản trí tuệ của mình ở nước ngoài, thông qua nhiều cách thức khác nhau. Ở nước nào không có cơ quan đăng ký chỉ dẫn địa lý thì có thể đăng ký theo hình thức nhãn hiệu, chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể. Cũng theo ông Nam, nếu không nhanh chóng triển khai việc đăng ký các thương hiệu theo hệ thống đăng ký quốc tế thì không loại trừ trường hợp các công ty của nước ngoài đã đăng ký thương hiệu của Việt Nam sẽ tiếp tục chiếm đoạt nhãn hiệu này, và tiếp tục đăng ký bảo hộ ở các quốc gia khác. Tới lúc đó thì vụ việc sẽ còn phức tạp, mất thời gian và chi phí tốn kém hơn rất nhiều.
Đắk Lắk là nơi sản xuất ra hơn 50% sản lượng cà phê của cả nước, góp phần đưa Việt Nam lên vị trí thứ nhì thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta. Sở hữu thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng thế giới, nhưng tỉnh Đắk Lắk lại để mất hai thương hiệu này vào tay doanh nghiệp Trung Quốc và Pháp. Giờ đây Đắk Lắk sẽ phải mất thời gian, tiền bạc công sức để lấy lại thương hiệu của chính mình. Đây cũng là bài học đắt giá không chỉ cho địa phương mà cho cả các doanh nghiệp nói chung.
Thương hiệu không chỉ là cái tên, mà biểu hiện sự thành công của sản phẩm. Ẩn sâu trong đó là niềm tin của người tiêu dùng. Việc xây dựng, bảo vệ thương hiệu cần phải được đặc biệt coi trọng, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Theo Nhà Báo Công Luận
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét